NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TẤM BẢO VỆ NHIỆT DÙNG TRONG CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU ĐƯỢC LÀM TỪ VẬT LIỆU COMPSITE CỐT VẢI CACBON/NỀN PHENOLIC
PDF

Từ khóa

Heat protection, carbon fabrics/phenolic composites, composite thermoforming. Bảo vệ nhiệt, composite vải cacbon-phenolic, ép nóng composite.

Cách trích dẫn

TRẦN THỊ THANH, V. (2024). NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TẤM BẢO VỆ NHIỆT DÙNG TRONG CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU ĐƯỢC LÀM TỪ VẬT LIỆU COMPSITE CỐT VẢI CACBON/NỀN PHENOLIC. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 78(78), 51–55. Truy vấn từ http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/442

Tóm tắt

Hiện nay trong ngành Cơ khí Đóng tàu rất nhiều chi tiết và thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao như nồi hơi dưới tàu thủy, xu-páp xả, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn,… việc chế tạo các tấm bảo vệ nhiệt dùng trong chi tiết này để đáp ứng tốt điều kiện làm việc là rất cần thiết. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ dẫn đến độ cứng, độ bền, khả năng chống ăn mòn và mài mòn giảm, thậm chí các tổ chức vật liệu có thể bị thay đổi về cấu trúc phân tử. Vật liệu composite cốt vải cacbon, nền nhựa phenolic là vật liệu bảo vệ nhiệt theo cơ chế tan mòn (ablation mechanism) đã khẳng định ưu thế nhờ có tính chịu nhiệt và hàm lượng cốc hóa cao, cũng như giữ cấu hình lớp cốc để chịu nhiệt và xói mòn. Để chế tạo sản phẩm từ vật liệu này cần dùng công nghệ ép tạo hình nóng. Trên cơ sở phân tích đặc tính nhiệt động học của nhựa phenolic/đóng rắn hexamin, đã tiến hành các thực nghiệm để ổn định công nghệ. Sản phẩm được chế tạo và thử nghiệm đạt yêu cầu làm việc. Chế độ công nghệ khuyến cáo sau thực nghiệm như sau: Nhiệt độ ép dao động trên dưới 1600C, áp lực ép dao động trong khoảng 20-30 (Mpa), thời gian ép phụ thuộc vào quá trình tạo gel nên lấy 30 phút và đóng rắn 30-45 (phút).

PDF