NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TÀU MẶT NƯỚC TỰ VẬN HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUY ĐỊNH CỦA QUY TẮC PHÒNG NGỪA ĐÂM VA TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN
PDF

Từ khóa

Maritime safety, unmanned ships, maritime autonomous surface ships, MASS, COLREG 1972. An toàn hàng hải, tàu thuyền không người lái, tàu mặt nước tự vận hành, quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển 1972.

Cách trích dẫn

NGUYỄN VĂN, T., NGUYỄN THÀNH, L., & NGUYỄN ĐÌNH THÚY, H. (2024). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TÀU MẶT NƯỚC TỰ VẬN HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUY ĐỊNH CỦA QUY TẮC PHÒNG NGỪA ĐÂM VA TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 77(77), 101–16. Truy vấn từ http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/417

Tóm tắt

Những năm gần đây các nghiên cứu về tàu mặt nước tự vận hành hay tàu thuyền không người lái được quan tâm đặc biệt. Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, loại tàu này sẽ mang lại những lợi thế nhất định đối với ngành hàng hải thế giới như: nâng cao độ an toàn và giảm thiểu tai nạn trong hàng hải, cải thiện môi trường và giải quyết tình trạng thiếu thuyền viên, giảm các chi phí có liên quan tới vận hành và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thúc đẩy giảm phát thải khí thải toàn cầu. Bên cạnh đó là những thách thức đối với loại tàu thuyền này, một trong các thách thức đó là các vấn đề pháp lý có liên quan tới tàu mặt nước tự vận hành, địa vị pháp lý của loại tàu thuyền này và các quy định hiện hành của Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, có thể ở một khía cạnh nào đó các quy định của Quy tắc sẽ phải có sự sửa đổi để phù hợp với loại tàu thuyền này trong tương lai. Bài báo đề cập tới những vấn đề có liên quan tới tàu mặt nước tự vận hành, phân tích và đánh giá sự phù hợp của các quy định hiện hành đồng thời đánh giá tác động của loại tàu này đối với các quy định của Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển. Các phân tích, đánh giá này sẽ là cơ sở cho sự định hướng sửa đổi, bổ sung các quy định trong Quy tắc này trong tương lai để phù hợp với tàu mặt nước tự vận hành.

PDF