ĐÁNH GIÁ ĐỘ MÒN THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU KHI LÀM VIỆC VỚI DẦU MDO VÀ HỖN HỢP MDO-DẦU THỰC VẬT
PDF

Từ khóa

SOx emissions, wear, MDO, palm oil. Phát thải SOx, mài mòn, MDO, dầu cọ.

Cách trích dẫn

LƯU QUANG, H., ĐẶNG THANH, T., & VŨ ĐỨC, A. (2022). ĐÁNH GIÁ ĐỘ MÒN THIẾT BỊ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU KHI LÀM VIỆC VỚI DẦU MDO VÀ HỖN HỢP MDO-DẦU THỰC VẬT. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 67(67), 29–32. Truy vấn từ http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/86

Tóm tắt

Quy định nghiêm ngặt về phát thải SOx từ tàu biển có hiệu lực, các loại nhiên liệu chưng cất có hàm lượng lưu huỳnh thấp được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiên liệu mới này khiến các động cơ gặp các vấn đề mài mòn thiết bị cung cấp nhiên liệu. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng hàm lượng lưu huỳnh có ảnh hưởng lớn nhất đến độ bôi trơn của nhiên liệu. Trong nghiên cứu này một mô hình thử nghiệm piston bơm cao áp được thiết kế và thử nghiệm độ bền thực hiện trong 100 giờ với MDO và MDO - hỗn hợp dầu thực vật. Kết quả thử nghiệm cho thấy, độ mòn của piston bơm cao áp tăng gấp 10 lần khi chúng làm việc với MDO chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp. Một giải pháp hiệu quả để cải thiện khả năng bôi trơn của MDO chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp là thêm dầu cọ với nồng độ 3%.

PDF