PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÓ NGUỒN GỐC TỪ HỆ THỐNG LỌC VÒNG MỞ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
PDF

Từ khóa

Waste water, exhaust gas cleaning system (EGC), open loop scrubber, seaport, Vietnam. Nước thải, hệ thống làm sạch khí thải (EGC), hệ thống lọc vòng mở, cảng biển, Việt Nam.

Cách trích dẫn

PHẠM THANH, T., NGÔ THANH, V., & TRẦN ANH, T. (2022). PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CÓ NGUỒN GỐC TỪ HỆ THỐNG LỌC VÒNG MỞ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 70(70), 106–112. Truy vấn từ http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/19

Tóm tắt

Thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của quốc gia thành viên Phụ lục VI Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu (Marpol), Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu khí thải phát sinh từ tàu thuyền. Các biện pháp được các tàu sử dụng như sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; hoặc lắp đặt hệ thống làm sạch khí thải (EGC); hoặc pha trộn dầu nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh cao với dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn hàm lượng lưu huỳnh cần thiết để đạt được dầu nhiên liệu tương thích [1]. Trong số các biện pháp đang được thực hiện, thì phần lớn các chủ tàu lựa chọn sử dụng thiết bị lọc khí thải vòng mở do các ưu điểm về khả năng tương thích cao, thời gian lắp đặt nhanh chóng, giá thành thấp,… nhưng mặt khác cũng phát sinh các vấn đề về quản lý nước thải phát sinh trong quá trình vận hành. Nước biển sau khi được đưa vào thiết bị lọc khí xả sẽ qua thiết bị lọc để thải vào môi trường, biến đổi điôxít lưu huỳnh thành axít sulphuric và Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) có khả năng gây ung thư, tác động xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và môi trường sống. Vì vậy cần thiết phải có phương án để quản lý và hạn chế nước thải phát sinh từ hệ thống lọc vòng mở tại cảng biển Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực có mật độ đông dân cư hay các khu vực nhạy cảm về môi trường.   

PDF