NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA TƯỜNG CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH KÈ BỜ BẰNG LÝ THUYẾT CƠ HỌC RẠN NỨT
PDF

Từ khóa

Fracture mechanics theory, revetment, Sheet Pile, Reinforced concrete, Prestressed. Lý thuyết cơ học rạn nứt, kè bờ, cọc cừ, bê tông cốt thép, ứng lực trước.

Cách trích dẫn

TRẦN LONG, G. (2025). NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA TƯỜNG CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH KÈ BỜ BẰNG LÝ THUYẾT CƠ HỌC RẠN NỨT. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 82(82), 184–189. Truy vấn từ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/578

Tóm tắt

Việc sử dụng lý thuyết cơ học rạn nứt trong thiết kế tường kè bê tông cốt thép là một phương pháp tiên tiến giúp đánh giá chính xác hơn khả năng chịu lực và độ bền của kết cấu, đặc biệt khi xét đến sự hình thành và phát triển của các vết nứt trong vật liệu.

Trong bài viết này, tác giả phân tích các bộ phận kết cấu của công trình kè bờ được xây dựng từ các cọc cừ bê tông cốt thép ứng suất trước và giới thiệu phương pháp tính toán kết cấu dựa trên lý thuyết cơ học rạn nứt. Thông qua việc so sánh kết quả tính toán của một ví dụ cụ thể, tác giả đã đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng lý thuyết cơ học rạn nứt, theo Eurocode 2-2004 cũng như TCVN 5574:2018 trong thiết kế công trình kè bờ sử dụng cọc cừ bê tông cốt thép ứng suất trước. Kết quả tính bề rộng vết nứt theo Eurocode 2-2004 cho giá trị nhỏ hơn nhiều so với theo TCVN 5574:2018. Từ đó, tác giả đề xuất áp dụng tính toán vết nứt theo Eurocode 2-2004 dựa trên mô hình đàn hồi tuyến tính (LEFM). Mô hình này phù hợp với các giả định về ứng xử đàn hồi của bê tông và cốt thép trong điều kiện tải trọng thông thường, giúp đơn giản hóa quá trình tính toán mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết, phù hợp cho việc thiết kế các công trình kè bờ sử dụng cọc cừ bê tông cốt thép ứng suất trước tại Việt Nam.

PDF