SỬ DỤNG MÔ HÌNH FEM VÀ REM ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
PDF

Từ khóa

Economic growth, economic structure, FEM, REM. Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, FEM, REM.

Cách trích dẫn

PHẠM THỊ THU, H., & TRẦN NGỌC, H. (2024). SỬ DỤNG MÔ HÌNH FEM VÀ REM ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 79(79), 101–106. Truy vấn từ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/473

Tóm tắt

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là một chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu kinh tế của địa phương đó. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của sự thay đổi cơ cấu đến sự thay đổi của GRDP dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Nguồn dữ liệu bảng (Panel data) mà nhóm tác giả thu thập trên 5 tỉnh vùng ven biển Bắc bộ đó là Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Quảng Ninh với các biến số GRDP, tổng vốn đầu tư (K), tổng số lao động trên địa bàn (L), tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GRDP (AGRI), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn (POV), độ mở thương mại (OPEN) và điện năng tiêu thụ bình quân (ELEC). Kết quả nghiên cứu đạt được chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp trong việc đánh giá tác động đề cập và các biến số có ảnh hưởng nổi bật đến kinh tế địa bàn đó là điện năng tiêu thụ, tổng vốn đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ trọng nông nghiệp với mức độ quan trọng giảm dần tương ứng.

PDF