PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA CÁC BIẾN NGẪU NHIÊN ĐẾN ĐỘ VÕNG KẾT CẤU DÀN
PDF

Từ khóa

Sensitivity analysis, truss structure, Monte Carlo simulation. Phân tích độ nhạy, kết cấu dàn, mô phỏng Monte Carlo

Cách trích dẫn

ĐOÀN NHƯ , S., PHẠM THỊ, L., & NGUYỄN PHAN , A. (2022). PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA CÁC BIẾN NGẪU NHIÊN ĐẾN ĐỘ VÕNG KẾT CẤU DÀN. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 72(72), 80–84. Truy vấn từ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/354

Tóm tắt

Bài báo này nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biến thiết kế tới ứng xử của kết cấu dàn. Độ võng kết cấu dàn, ứng xử thường được dùng để đánh giá trạng thái giới hạn sử dụng của kết cấu, được mô tả như ứng xử điển hình trong nghiên cứu này. Dựa trên kỹ thuật sai phân hữu hạn, một tập hợp gồm các biến ngẫu nhiên được thành lập, sau đó ứng xử võng của kết cấu được đánh giá cho từng mẫu thử. Hệ số độ nhạy (sensitivity factor) của từng biến được xác định theo tỷ số giữa chênh lệch ứng xử do từng biến gây ra với biến thiên của biến đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mô đun đàn hồi và diện tích mặt cắt các thanh biên là những tham số giúp giảm độ võng của kết cấu, trái lại các lực đặt tại các nút giữa dàn có ảnh hưởng lớn tới độ võng dàn. Đặc biệt là, sự thay đổi trong mô đun đàn hồi và diện tích các thanh giằng không gây ảnh hưởng đáng kể tới độ võng dàn. Điều đó có nghĩa là các yếu tố bất định trong thanh giằng có thể bỏ qua trong phân tích độ tin cậy kết cấu nhằm giảm kích thước cho bài toán. Đánh giá này được xác nhận bằng cách so sánh kết quả độ tin cậy có được từ hai mô phỏng Monte Carlo trong đó có hoặc không xét tới các yếu tố bất định trong thanh giằng.

PDF