CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI THIỆT HẠI Ô NHIỄM DẦU TÀU: VAI TRÒ CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÁC QUY TẮC THỐNG NHẤT TOÀN CẦU
PDF

Từ khóa

Ships’ oil pollution, maritime law, CLC convention. Ô nhiễm dầu tàu, luật hàng hải, công ước CLC.

Cách trích dẫn

PHẠM VĂN , T. (2022). CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI THIỆT HẠI Ô NHIỄM DẦU TÀU: VAI TRÒ CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÁC QUY TẮC THỐNG NHẤT TOÀN CẦU. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 63(63), 116–122. Truy vấn từ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/241

Tóm tắt

Các vấn đề trách nhiệm dân sự phát sinh từ sự cố tràn dầu trên biển đã được cộng đồng toàn cầu quan tâm và đưa ra các quy định mang tính chất quốc tế. Các quy định quốc tế đó được thông qua bởi các thỏa thuận, công ước quốc tế dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Trong số các mục đích chính của thỏa thuận, công ước quốc tế là thiết lập các quy tắc và thủ tục thống nhất về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, một số quốc gia có ảnh hưởng lớn đến ngành hàng hải không tham gia đầy đủ vào các thỏa thuận quốc tế có liên quan này. Thái độ như vậy có thể ảnh hưởng cho nỗ lực chung để đạt được mục đích thống nhất của pháp luật vê ô nhiễm dầu trên toàn cầu. Bài viết này, sẽ phân tích vai trò của các quốc gia trong việc đạt được sự thống nhất như vậy. Với mục đích đó, tác giả sẽ phân tích nền tảng của các thỏa thuận, công ước quốc tế có liên quan; xem xét kỹ lưỡng các lý do, cũng như các thách thức về sự tham gia hạn chế vào các thỏa thuận quốc tế về ô nhiễm dầu của Hoa Kỳ; và nghiên cứu các sáng kiến ​​quốc gia của Hoa Kỳ trong bộ luật OPA 1990. Có lẽ, chúng ta sẽ nhận ra tầm quan trọng của sự tham gia đầy đủ của các quốc gia nhằm đạt được mục đích thống nhất các thỏa thuận và công ước quốc tế trên toàn cầu.

PDF