Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><strong><span style="color: #333333;">*. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải - Journal of Marine Science and Technology</span></strong></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><strong><span style="color: #333333;">(ISSN 1859-316X) </span></strong><span style="color: #333333;">công bố các bài báo thông tin, phổ biến các định hư­ớng nghiên cứu khoa học và đào tạo của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, công bố và phổ biến kết quả các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các chuyên ngành đào tạo của Tr­ường, phục vụ các lĩnh vực thuộc ngành Hàng hải mà các thông tin này chư­a đăng trên bất kỳ một ấn phẩm nào.</span></p> <p style="line-height: 120%; background: white; text-align: start; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><strong><span style="color: #333333;">* Các lĩnh vực chuyên môn của Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải</span></strong></p> <p style="line-height: 120%; background: white; text-align: start; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Khoa học hàng hải;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Cơ khí - Động lực;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Đóng tàu - Công trình nổi;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Điện, Điện tử - Tự động hóa - Công nghệ thông tin;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Xây dựng công trình thủy - Cảng biển;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Đảm bảo an toàn hàng hải;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Bảo vệ môi trường biển;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Kinh tế hàng hải;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Logistic và chuỗi cung ứng;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Luật hàng hải.</span></p> Nhà xuất bản Hàng hải vi-VN Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 1859-316X NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CẢNH BÁO HÀNH VI LỖI CỦA SĨ QUAN HÀNG HẢI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC BẰNG THUẬT TOÁN KNN https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/457 <p><em>Các nhà khoa học đã và đang tốn rất nhiều công sức để tìm kiếm các giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu các sự cố tai nạn hàng hải. Trong đó tìm hiểu và giải quyết các nguyên nhân gây ra cố hàng hải dường như là biện pháp tối ưu nhất để ngăn chặn các tai nạn hàng hải xảy ra. Dữ liệu thống kê tai nạn hàng hải cho thấy trên 80% nguyên nhân dẫn đến tai nạn hàng hải bắt nguồn từ lỗi con người. Bởi vậy, khắc phục được các lỗi từ con người có thể giảm phần lớn các rủi ro xảy ra tai nạn hàng hải, và cũng là giải pháp cấp thiết. Trong bài báo này, tác giả đề xuất phương pháp mô phỏng cảnh báo hành vi sĩ quan điều khiển tàu và thực hiện đánh giá độ chính xác của mô hình bằng thuật toán KNN.</em></p> THÁI VŨ ĐĂNG CHIẾN ĐẶNG ĐÌNH ĐẠT NGUYỄN TIẾN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 07 12 NGHIÊN CỨU TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN TÀU THỦY CẬP CẦU DỰA TRÊN BỘ ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT SỬA LỖI THÍCH NGHI KHI CÓ CƠ CẤU CHẤP HÀNH BỊ LỖI https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/458 <p class="JMSTAbstracst"><em>Bài báo giải quyết bài toán tự động điều khiển cập cầu cho tàu thủy khi cơ cấu chấp hành bị lỗi và nhiễu ngoại cảnh tác động. Điều khiển trượt được sử dụng làm bộ điều khiển lõi để đảm bảo tính ổn định cho bộ điều khiển tự động tàu cập cầu. Hai tín hiệu hiệu chỉnh được thiết kế trong tín hiệu điều khiển để giải quyết ảnh hưởng của nhiễu ngoại cảnh tác động và ảnh hưởng khi cơ cấu chấp hành của tàu xảy ra lỗi. Hiệu quả của bộ điều khiển được đề xuất được minh chứng thông qua các kết quả mô phỏng.</em></p> TÙNG VŨ SƠN DƯƠNG NGUYỄN THÁI SƯỚNG NGUYỄN VĂN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 13 19 KIỂM SOÁT DỰ BÁO MÔ HÌNH DỰA TRÊN ĐIỀU KHIỂN LYAPUNOV PHÂN CẤP CHO TÀU THỦY DƯỚI TÁC ĐỘNG NHIỄU GIÓ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/459 <p><em>Trong nghiên cứu này, một chiến lược điều khiển bền vững hiện đại được phát triển để tối thiểu hóa sai lệch quỹ đạo của hệ thống tàu mặt nước tự hành dưới tác động của gió. Trước tiên, bộ điều khiển bền vững được thiết kế dựa trên kỹ thuật cuốn chiếu và lý thuyết điều khiển trượt. Việc phân tích tính ổn định của bộ điều khiển bền vững dựa trên hàm ứng viên Lyapunov phi tuyến được tích hợp vào bộ giải của phương pháp điều khiển dự báo mô hình, từ đó xây dựng lên hệ thống điều khiển bám quỹ đạo cho tàu thủy. Hệ thống này được chứng minh không chỉ đảm bảo tính ổn định của bộ điều khiển dự báo mô hình dưới tác động của nhiễu mà còn đảm bảo tiêu chí an toàn trong quá trình vận hành nhờ vào việc giới hạn đầu vào điều khiển và các trạng thái của hệ thống. Cuối cùng, mô phỏng số được thực hiện để minh họa tính hiệu quả của hệ thống điều khiển đề xuất, và được so sánh với bộ điều khiển phi tuyến khác.</em></p> TRIỆU PHẠM VĂN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 20 26 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH DẠNG CẦU DẪN LÊN ĐỘ BỀN CỤC BỘ KẾT CẤU CẦU DẪN TRÊN TÀU CAO TỐC HAI THÂN HOẠT ĐỘNG TRÊN NƯỚC TĨNH https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/460 <p><em>Tính toán đảm bảo độ bền cục bộ kết cấu cầu dẫn là một bài toán quan trọng trong việc xây dựng và thiết kế kết cấu tàu cao tốc hai thân. Sự phát triển liên tục của các đội tàu hai thân trên thế giới đã dẫn đến sự đa dạng hóa về kiểu dáng của kết cấu cầu dẫn. Điều này mở ra vấn đề về ảnh hưởng của hình dạng cầu dẫn lên độ bền cục bộ kết cấu cầu dẫn của tàu hai thân. Bài báo tập trung vào việc tính toán và nghiên cứu độ bền cục bộ của các dạng kết cấu cầu dẫn đang được áp dụng hiện nay, bằng việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) thông qua phần mềm Solidworks Simulation.</em></p> TÙNG ĐÀM VĂN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 27 32 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN TẦN SỐ TẢI TRÊN CƠ SỞ LOGIC MỜ CHO HỆ THỐNG ĐIỆN HAI KHU VỰC https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/461 <p><em>Điều khiển tần số tải là yêu cầu cho vận hành tin cậy hệ thống điện lớn có liên kết khu vực. Nhiệm vụ chính của điều khiển tần số tải là điều khiển công suất của máy phát điện khu vực với sự thay đổi tần số, công suất liên kết để duy trì tần số hệ thống và trao đổi công suất với khu vực khác trong giới hạn quy định. Bài báo nghiên cứu hệ thống điều khiển tần số tải cho hệ thống điện liên kết hai khu vực với cụm tổ hợp máy phát điện tua bin hơi không hồi nhiệt. Bộ điều khiển mờ được thiết kế để điều khiển sai lệch tần số và công suất tác dụng tại nút liên kết. Bộ điều khiển mờ được đề xuất làm việc bền vững trong các điều kiện khác nhau của tải với sự thay đổi trong dải rộng. Sự đáp ứng của tần số và công suất liên kết giữa hai khu vực khi sử dụng bộ điều khiển mờ và bộ điều khiển truyền thống PID được so sánh, đánh giá dựa trên độ quá điều chỉnh, số lần dao động, sai lệch, thời gian quá độ. Bộ điều khiển mờ tần số tải tác động nhanh và bền vững hơn bộ điều khiển truyền thống PID khi tải thay đổi trong phạm vi rộng. &nbsp;&nbsp;</em></p> TUẤN HOÀNG ĐỨC KHÁNH ĐOÀN HỮU Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 33 40 NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN SẤY VI SÓNG CHÂN KHÔNG https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/462 <p><em>Sấy sản phẩm nông nghiệp bằng vi sóng trong môi trường chân không là một kỹ thuật sấy được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong thời gian gần đây. Trong quá trình sấy, điều khiển phối hợp giữa các tham số áp suất chân không, thời gian cấp&nbsp; nhiệt vi sóng, biến thiên nhiệt độ sản phẩm &nbsp;sẽ cho các chỉ tiêu chất lượng, thời gian sấy và năng lượng tiêu hao khác nhau. Bài báo đề xuất một thuật toán điều khiển quá trình sấy vi sóng trong môi trường chân không với cấu trúc điều khiển phối hợp liên tục theo thời gian. Từ thuật toán điều khiển, bài báo cũng trình bày cấu trúc bộ điều khiển, phần mềm &nbsp;và các thiết bị thực nghiệm quá trình sấy. Các kết quả thực nghiệm cho thấy khả năng sấy nhanh, tiết kiệm năng lượng, tính hiệu quả của thiết bị được xây dựng.</em></p> MINH VŨ NGỌC ANH PHẠM THỊ HỒNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 41 46 ỨNG DỤNG MẠNG NƠ RON TÍCH CHẬP CHO HỆ THỐNG THEO DÕI NHỊP TIM THEO THỜI GIAN THỰC SỬ DỤNG RA ĐA BĂNG THÔNG SIÊU RỘNG https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/463 <p><em>Các radar băng thông siêu rộng (UWB) đang nhận được nhiều sự quan tâm đối với các ứng dụng hàng hải trên các tàu thông minh và tàu hạng sang, trong đó radar UWB có thể được tích hợp vào Hệ thống cảnh báo và giám sát cầu dẫn đường - BNWAS. Một trong những ứng dụng thú vị của radar UWB là đo các tín hiệu sống, đây là phương pháp không tiếp xúc. Radar UWB đo nhịp thở và nhịp tim bằng chuyển động của lồng ngực để phát hiện và kiểm tra trạng thái của người trong ca trực. Tuy nhiên, chuyển động của lồng ngực do nhịp tim gây ra thường có cường độ thấp và dễ bị nhiễu và nhiễu loạn bởi tín hiệu không cố định. Do đó, một thuật toán được phát triển dựa trên mạng nơ ron tích chập để theo dõi nhịp tim không tiếp xúc bằng radar băng thông siêu rộng (UWB). Phần tiền xử lý bao gồm nhiều bước cần thiết để xử lý tín hiệu thô từ radar UWB. Trong nghiên cứu này, các số liệu đánh giá bao gồm sai số bình phương trung bình gốc là 11,34, sai số tuyệt đối trung bình là 8,98, độ lệch chuẩn của tín hiệu ước tính là 4,05 và sai số phần trăm của HR trung bình là 5,77%. Mô hình đề xuất có thể đo được nhịp tim và phục vụ cho công tác theo dõi tình trạng sức khoẻ, tâm lý của người được theo dõi.</em></p> KHÁNH LÊ ĐĂNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 47 51 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NHIỆT TRONG MODULE PIN LITHIUM 18650 SỬ DỤNG TRÊN XE ĐIỆN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/465 <p><em>Bài báo trình bày mô hình mô phỏng nhiệt của một module pin Lithium-ion bằng phương pháp số. Nhiệt độ của các cell pin ảnh hưởng lẫn nhau khi được lắp ghép trong module. Cell pin ở giữa module có nhiệt độ cao hơn so với các cell pin nằm phía ngoài. Trong điều kiện không được làm mát, nhiệt độ của các cell pin tăng lên đến 40</em><em>℃</em><em> sau một chu kì sạc 0,2 giờ. Việc tăng hiệu quả quá trình trao đổi nhiệt đối lưu giúp cho nhiệt độ giảm xuống đến&nbsp; 35</em><em>℃</em><em> nhiệt độ này nằm trong giới hạn làm việc cho phép của pin. </em></p> CHÂU THẨM BỘI NAM TRẦN THẾ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 52 56 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẮC QUY NHIỆT CHO MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ MINI DI ĐỘNG https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/466 <p><em>Bài báo tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng ắc quy nhiệt sử dụng vật liệu thay đổi pha (PCM) để lưu trữ năng lượng nhiệt cho máy điều hòa mini di động và tiến hành thử nghiệm với các thiết bị hiện có tại phòng thí nghiệm. Ắc quy nhiệt được thiết kế với thể tích 3,6 lít PCM có thể lưu trữ lượng nhiệt 3,27kW. Thực nghiệm đã cho thấy hệ thống điều hòa mini sử dụng ắc quy nhiệt có thể hoạt động liên tục trong 30 phút. Từ kết quả thực nghiệm đưa ra các biện pháp nhằm kéo dài thời gian sạc và giảm thời gian xả của ắc quy nhiệt.</em></p> QUANG DƯƠNG XUÂN CHIỀU NGUYỄN MẠNH Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 57 60 CÁC MÔ HÌNH TOÁN HỌC CỦA HỢP KIM MAGIE GW103K Ở NHIỆT ĐỘ CAO KHI CHỊU NÉN https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/467 <p class="JMSTAbstracst"><em>Để tìm hiểu ứng xử biến dạng nóng (dưới nhiệt độ cao) của hợp kim magie GW103K (Mg-10Gd-3Y), tác giả đã tiến hành thực hiện làm các mô hình số học, với dữ liệu thu thập được từ các thí nghiệm nén đẳng nhiệt của nhiệt độ biến dạng là (623-773) K và tốc độ biến dạng (0,001-1) s-1. Ứng suất và biến dạng thu được từ các thí nghiệm này được sử dụng để thiết lập các mô hình toán học, dựa trên mô hình chỉnh sửa Johnson-Cook và mô hình chỉnh sửa Zerilli-Armstrong. Các kết quả dự đoán từ hai mô hình này sau đó được so sánh với dữ liệu thực nghiệm. Kết quả dự báo và thực nghiệm khá tương đồng với nhau. Thêm vào đó, sự chuẩn xác của các mô hình dự báo được đánh giá bởi hệ số tương quan (R) và sai số liên quan trung bình tuyệt đối (AARE). Từ các biểu đồ, tác giả nhận thấy nhiệt độ biến dạng và tốc độ biến dạng ảnh hưởng khá lớn tới dòng ứng suất của hợp kim magie GW103K. Trong bài báo này, tác giả đã thiết lập hai mô hình toán học để mô tả mối quan hệ giữa ứng suất của hợp kim magie chịu tác động của phổ rộng các nhân tố là biến dạng, tốc độ biến dạng, và nhiệt độ.</em></p> THÀNH NGUYỄN QUYẾT Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 61 69 ỨNG DỤNG PLAXIS 2D TRONG PHÂN TÍCH BẾN CẦU TÀU CỪ TRƯỚC CẦU SAU KẾT HỢP BẢN GIẢM TẢI https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/468 <p><em>Kết cấu bến cừ trước cầu sau kết hợp bản giảm tải đã được sử dụng khá phổ biến ở một số nước như Nga, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Nauy, Bỉ,… Trong thời gian gần đây, một loạt các công trình bến cảng được thiết kế và thi công ở nước ta đã dùng loại kết cấu bến này. Chúng thể hiện khá nhiều ưu việt trong một số điều kiện cụ thể. Tuy nhiên,</em><em> công tác tính toán kết cấu cầu tàu này trong quá trình thiết kế vẫn thường gặp một số khó khăn. Do đó, bài báo đề cập đến việc phân tích kết cấu bằng phương pháp PTHH dựa trên việc ứng dụng phần mềm thương mại chuyên dụng có ý nghĩa khoa học tốt. Điển hình là việc ứng dụng phần mềm PLAXIS để phân tích kết cấu, đây là phần mềm chuyên dụng đã được sử dụng khá tiện ích và tỏ rõ thế mạnh trong phân tích các bài toán tương tác giữa kết cấu và nền đất. </em><em>Kết quả tính toán có thể so sánh với kết quả tính toán thiết kế truyền thống để đánh giá độ tin cậy và kịp thời nhận biết các bộ phận xung quanh kết cấu chính để kịp thời hiệu chỉnh thiết kế kết cấu đảm bảo phù hợp với thực tiễn.</em></p> GIANG LÊ THỊ HƯƠNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 70 75 TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/469 <p><em>Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp cảng biển nói riêng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số làm thay đổi căn bản cách thức vận hành, quản lý cũng như tương tác của doanh nghiệp cảng biển với các bên liên đới. Nhờ những sự thay đổi như vậy mà doanh nghiệp cảng biển có thể cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Nghiên cứu đã đánh giá tác động của chuyển đổi số tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng bằng phương pháp DEMATEL mờ. Năng lực cạnh tranh được đánh giá dưới góc độ định hướng thị trường. Kết quả đánh giá cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cảng biển. Chuyển đổi số có tác động mạnh tới 2 yếu tố là tính minh bạch của thông tin và khả năng theo dõi và truy xuất - hai yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra nó còn tác động ở mức độ trung bình và yếu đến 6 yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất những chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp cảng biển.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</em></p> TRUNG VŨ THANH HẰNG ĐOÀN THỊ THU Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 76 82 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN TẠI HẢI PHÒNG https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/470 <p><em>Trong những năm gần đây lưu lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng mạnh. Đặc biệt với vai trò là cửa ngõ của khu vực miền Bắc, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng cũng đạt nhiều sự tăng trưởng vượt bậc. Với khối lượng công việc và cường độ lao động ngày càng gia tăng như vậy, luôn tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn trong khu vực cảng. Để hạn chế tai nạn cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về các tác nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới an toàn trong hoạt động khai thác cảng biển. Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới an toàn trong hoạt động khai thác tại cảng biển, cụ thể tại các bến cảng container khu vực Hải Phòng. Bài nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng để xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố và kiểm tra sự khác biệt trong quan điểm đánh giá giữa các đối tượng khảo sát khác nhau. Kết quả bài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý cảng, hỗ trợ việc nhận định và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao an toàn tại cảng biển.</em></p> DƯƠNG NGUYỄN ĐẠI Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 83 89 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỌNG SỐ ENTROPY ĐỂ ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẾN CẢNG CONTAINER Ở HẢI PHÒNG https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/471 <p><em>Ngày nay, các cảng biển bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong thời đại container hóa. Vì vậy, cần thiết phải có được những hiểu biết sâu sắc về khả năng cạnh tranh của cảng container cũng như các yếu tố quyết định nó. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố chính ảnh hưởng tính cạnh tranh của cảng. Năm tiêu chí cấp độ 1 đánh giá chính bao gồm 19 tiêu chí cấp độ 2 được tính trọng số bằng thuật toán Entropy. Kết quả cho thấy cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của cảng biển, tiếp theo là sản lượng, chất lượng dịch vụ cảng, phí cảng và vị trí cảng. Nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý luận về tính cạnh tranh của cảng bằng cách đề xuất một phương pháp tiếp cận kết hợp cả đánh giá định lượng và định tính.</em></p> GIANG NGUYỄN THỊ HƯƠNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 90 95 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỐI ƯU HOÁ HOẠT ĐỘNG GOM HÀNG LCL TRONG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/472 <p class="JMSTAbstracst"><em><span style="letter-spacing: -.2pt;">Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gom hàng lẻ tại Việt Nam chưa có những kiến thức khoa học về hoạt động gom hàng lẻ, thiếu sự kết nối với các công ty gom hàng khác. Một số nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng hoặc vấn đề hoạch định tuyến đường, phân chia phương thức vận tải trong hoạt động gom hàng. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ứng dụng bài toán cái túi và giải thuật di truyền nhằm phát triển một nền tảng gom hàng tối ưu, nâng cao hiệu quả của hoạt động gom hàng lẻ. Nền tảng này được kỳ vọng sẽ hạn chế được việc hàng hóa bị hư hỏng do ghép chung với những loại hàng không phù hợp hoặc phải trung chuyển qua cảng thứ ba, dẫn đến khả năng hàng hóa bị thất lạc. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề cho quá trình lập kế hoạch xếp hàng LCL trong hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển.</span></em></p> PHƯƠNG PHẠM THỊ MAI HÒA HOÀNG THỊ TRINH ĐỖ PHẠM NGUYÊN TRÂM PHẠM NGỌC BÍCH Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 96 100 SỬ DỤNG MÔ HÌNH FEM VÀ REM ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/473 <p class="JMSTAbstracst"><em><span style="letter-spacing: -.1pt;">Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là một chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu kinh tế của địa phương đó. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của sự thay đổi cơ cấu đến sự thay đổi của GRDP dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Nguồn dữ liệu bảng (Panel data) mà nhóm tác giả thu thập trên 5 tỉnh vùng ven biển Bắc bộ đó là Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Quảng Ninh với các biến số GRDP, tổng vốn đầu tư (K), tổng số lao động trên địa bàn (L), tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GRDP (AGRI), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn (POV), độ mở thương mại (OPEN) và điện năng tiêu thụ bình quân (ELEC). Kết quả nghiên cứu đạt được chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp trong việc đánh giá tác động đề cập và các biến số có ảnh hưởng nổi bật đến kinh tế địa bàn đó là điện năng tiêu thụ, tổng vốn đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ trọng nông nghiệp với mức độ quan trọng giảm dần tương ứng.</span></em></p> HẰNG PHẠM THỊ THU HƯNG TRẦN NGỌC Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 101 106 NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2023 https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/474 <p class="JMSTAbstracst"><em>Chính sách cổ tức là một trong những yếu tố mà nhà đầu tư thường cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư trên Thị trường chứng khoán. Nghiên cứu này sẽ đo lường các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023. Số liệu thu thập được là dữ liệu dạng bảng và được tác giả sử dụng phương pháp ước lượng mô hình Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM qua phần mềm STATA 17. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng quy mô doanh nghiệp, hệ số giá trên giá trị sổ sách tác động ngược chiều tới chính sách chi trả cổ tức, còn chỉ tiêu thu nhập của một cổ phiếu thường có tác động tích cực tới chính sách cổ tức.</em></p> HUYÊN TRẦN THỊ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 107 111 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG BIỂN VÀ GIÓ CỦA ĐẢO BẠCH LONG VĨ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/475 <p class="JMSTAbstracst"><em><span style="letter-spacing: -.1pt;">Đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng. Là đảo xa đất liền nên việc chủ động về nhiên liệu/năng lượng phục vụ các hoạt động trên đảo là hết sức quan trọng. Bước đầu bức tranh về tiềm năng năng lượng mới và năng lượng tái tạo của đảo Bạch Long Vĩ đã được làm rõ. Tổng năng lượng triều do âu cảng phía nam đảo có thể sinh ra trong một năm là 1,08GW/h. Về hiệu suất năng lượng thủy triều khu vực âu cảng phía nam cao hơn khu vực âu cảng phía tây. Dòng năng lượng sóng vào tháng 7 và cả năm lần lượt có giá trị 36,3kW/h và 15,5kW/h. Ngoài ra, tiềm năng về năng lượng gió (Mật độ năng lượng gió trung bình của giá trị cực đại trong tháng biến đổi trong khoảng 3578-10635W/m<sup>2</sup>); năng lượng dòng chảy (có giá trị 200-600W/m<sup>2</sup> trong năm) cũng đáng chú ý.</span></em></p> TÚ TRẦN ANH THẢO NGUYỄN VĂN VỆ NGUYỄN ĐẮC DƯƠNG NGUYỄN THANH KIÊN ĐỖ TRUNG CƯỜNG ĐỖ VĂN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-09-01 2024-09-01 79 112 116