TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO OXIT SẮT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN HỦY NHIỆT GEL Fe3+ VỚI POLYVINYL ANCOL (PVA) VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TÁCH LOẠI MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd) RA KHỎI MÔI TRƯỜNG NƯỚC
PDF

Từ khóa

Iron oxide nanoparticles, polyvinyl ancol (PVA), heavy metal. Nano oxit sắt, Polyvinyl Ancol (PVA), kim loại nặng.

Cách trích dẫn

PHẠM THỊ, D., & ĐINH THỊ THÚY , H. (2022). TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO OXIT SẮT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN HỦY NHIỆT GEL Fe3+ VỚI POLYVINYL ANCOL (PVA) VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TÁCH LOẠI MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd) RA KHỎI MÔI TRƯỜNG NƯỚC. Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 60(60), 51–57. Truy vấn từ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/288

Tóm tắt

Trong công trình này, nano oxit sắt được tổng hợp bằng phương pháp phân hủy nhiệt gel Fe3+/PVA. Đặc trưng cấu trúc vật liệu được xác định bằng giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) với pic đặc trưng rõ nét nhất xuất hiện tại góc 2q = 33,2o và 35,7o cho thấy sự tồn tại của nano oxit sắt với kích thước trung bình 25 nm, phương pháp Brunauer, Emmett, Teillor (BET) cho thấy diện tích bề mặt riêng của vật liệu đạt 47,317 m2/g; phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) cho thấy sự tạo pha tinh thể α-Fe2O3 xảy ra trong vùng nhiệt độ trên 400oC; phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy vật liệu có kích thước nano với các mao quản phân bố khá đồng đều. Vật liệu tổng hợp được nghiên cứu khảo sát khả năng loại bỏ một số kim loại nặng (Pb, Cd) ra khỏi môi trường nước. Kết quả chỉ ra rằng vật liệu tổng hợp có khả năng loại bỏ Pb rất tốt trong khi việc loại bỏ Cd ra khỏi môi trường nước thì kém hiệu quả hơn. Hiệu suất xử lý Pb có thể đạt 99,9% trong khi hiệu suất xử lý Cd chỉ đạt 67,7%.

PDF