QUY ĐỊNH KHẢ NĂNG ĐI BIỂN CỦA TÀU BIỂN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: SỰ HÀI HÒA HÓA PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ
PDF

Từ khóa

Seaworthiness, legal harmonization, implied obligation of carrier, absolute warranty. Khả năng đi biển của tàu biển, hài hòa hóa pháp luật, nghĩa vụ ngầm định của người vận chuyển, bảo đảm tuyệt đối

Cách trích dẫn

NGUYỄN THÀNH, L., & NGUYỄN ĐÌNH THÚY, H. (2022). QUY ĐỊNH KHẢ NĂNG ĐI BIỂN CỦA TÀU BIỂN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: SỰ HÀI HÒA HÓA PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ . Tạp Chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 64(64), 100–106. Truy vấn từ https://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/143

Tóm tắt

Khả năng đi biển của tàu biển là nghĩa vụ tiên quyết phải đảm bảo thực hiện hàng đầu thuộc về người vận chuyển theo Điều 150 Bộ luật hàng hải 2015. Các quy định về khả năng đi biển của tàu biển cũng được đề cập tới trong các văn bản pháp luật hàng hải quốc tế quan trọng như Quy tắc Hague-Visby, quy tắc Rotterdam. Trải qua hơn 200 năm phát triển, lịch sử ngành công nghiệp hàng hải thế giới hiện đại đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của các học thuyết về khả năng đi biển của tàu biển. Trong bối cảnh đó, pháp luật hàng hải Việt Nam, pháp luật hàng hải quốc tế đã có những quy định quan trọng liên quan đến khả năng đi biển của tàu biển nhưng vẫn luôn có được sự hài hòa pháp luật từ cấp độ quốc gia, quốc tế. Bài viết nhằm mục đích sáng tỏ sự hài hòa pháp luật trong quy định về khả năng đi biển của tàu biển, đặc biệt khi mục đích của quy định này nhằm phục vụ sự an toàn của con người và hàng hóa, an toàn hàng hải, phòng chống rủi ro trên biển, ý nghĩa căn bản nhất của nghĩa vụ đảm bảo khả năng đi biển của tàu biển. 

PDF