Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><strong><span style="color: #333333;">*. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải - Journal of Marine Science and Technology</span></strong></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><strong><span style="color: #333333;">(ISSN 1859-316X) </span></strong><span style="color: #333333;">công bố các bài báo thông tin, phổ biến các định hư­ớng nghiên cứu khoa học và đào tạo của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, công bố và phổ biến kết quả các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các chuyên ngành đào tạo của Tr­ường, phục vụ các lĩnh vực thuộc ngành Hàng hải mà các thông tin này chư­a đăng trên bất kỳ một ấn phẩm nào.</span></p> <p style="line-height: 120%; background: white; text-align: start; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><strong><span style="color: #333333;">* Các lĩnh vực chuyên môn của Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải</span></strong></p> <p style="line-height: 120%; background: white; text-align: start; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; orphans: 2; widows: 2; -webkit-text-stroke-width: 0px; text-decoration-thickness: initial; text-decoration-style: initial; text-decoration-color: initial; word-spacing: 0px; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Khoa học hàng hải;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Cơ khí - Động lực;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Đóng tàu - Công trình nổi;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Điện, Điện tử - Tự động hóa - Công nghệ thông tin;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Xây dựng công trình thủy - Cảng biển;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Đảm bảo an toàn hàng hải;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Bảo vệ môi trường biển;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Kinh tế hàng hải;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Logistic và chuỗi cung ứng;</span></p> <p style="text-align: justify; line-height: 120%; background: white; margin: 2.0pt 0cm 2.0pt 36.0pt;"><span style="color: #333333;">- Lĩnh vực Luật hàng hải.</span></p> Nhà xuất bản Hàng hải vi-VN Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 1859-316X NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIỚI HẠN CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TÀU THỦY http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/484 <p><em>Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng đối với tàu hiện có (EEXI) đã có hiệu lực từ năm 2023. Việc xác minh sự tuân thủ EEXI diễn ra trong đợt khảo sát thường niên, trung gian hoặc gia hạn IAPP đầu tiên. Muốn thỏa mãn điều kiện này chủ tàu cần tiến hành điều chỉnh lượng khí thải của tàu đến mức yêu cầu thông qua nhiều biện pháp đồng bộ. Giải pháp mà các tàu hiện nay áp dụng cho những tàu đang khai thác là lắp hệ thống giới hạn công suất máy chính (EPL). Khi sử dụng các bộ EPL từ nước ngoài hoặc của chính hãng sản xuất khi thực hiện mất rất nhiều thời gian để cài đặt bộ điều tốc, khó tháo chốt hạn chế và đặc biệt là chi phí lắp đặt rất cao, gây khó khăn về mặt kinh tế cho các chủ tàu. Bài báo này phân tích các hệ thống giới hạn công suất của các hãng đang có, từ đó đề xuất việc chế tạo tại Việt Nam hệ thống tương đương có chi phí rẻ hơn, dễ lắp đặt và đảm bảo đầy đủ yêu cầu đăng kiểm đưa ra.</em></p> THÀNH LƯU KIM PHÚC VƯƠNG ĐỨC Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 07 11 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THUẬT TOÁN VÀ CÔNG CỤ TÁCH RIÊNG CHI TIẾT KẾT CẤU TỪ TỆP TIN HẠ LIỆU CÓ SẴN http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/485 <p><em>Trong đóng tàu hiện nay, việc áp dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ triển khai thi công đóng mới đang ngày càng trở thành một yêu cầu tất yếu đối với tất cả cơ sở đóng tàu. Trong đó vấn đề bóc tách chi tiết kết cấu để phục vụ cho các mô đun hoặc phần mềm sắp xếp tôn tối ưu và xuất file cắt hạ liệu cho máy cắt tự động thực hiện cắt chi tiết là một vấn đề mang ý nghĩa lớn. Nó giúp cơ sở đóng tàu tăng năng suất lao động, quản lý vật tư và đóng tàu một cách hiệu quả, đặc biệt là giảm vật tư thừa trong đóng tàu. Thực tế cho thấy nhiều file cắt hạ liệu xuất ra từ các phần mềm chuyên dụng lại chưa phù hợp với tất cả dòng máy cắt CNC hoặc việc áp dụng đóng tàu hàng loạt, đóng cùng một chủng loại tàu tại nhiều cơ sở khác nhau thì việc tách riêng các chi tiết để phục vụ sắp xếp lại file cắt là một yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, vấn đề này chỉ được thực hiện một cách thủ công bởi các kỹ sư đóng tàu. Do đó, bài báo này sẽ trình bày thuật toán và công cụ giúp tách các chi tiết kết cấu từ các file cắt có sẵn thành các chi tiết độc lập để phục vụ cho việc sắp xếp lại file cắt đáp ứng yêu cầu của cơ sở đóng tàu.</em></p> TUYỂN VŨ VĂN CHÍNH LÊ QUANG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 12 16 XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG NƯỚC NHẢY ỔN ĐỊNH TRÊN KÊNH BẰNG MÔ HÌNH CFD http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/486 <p><em>Nước nhảy là một hiện tượng thủy lực rất quan trọng đối với hình thức tiêu năng dòng chảy đáy, nó được áp dụng rộng rãi ở hạ lưu công trình thoát lũ trong đầu mối hệ thống thủy lợi - thủy điện, nên được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm trên cả mô hình thí nghiệm và lý thuyết. Mặc dù một số đặc điểm chủ yếu của nước nhảy liên quan đến quy mô công trình tiêu năng đã được xác định bằng công thức như: Độ sâu liên hiệp sau nước nhảy, chiều dài nước nhảy, tổn thất năng lượng. Tuy nhiên, một số đặc trưng khác của nước nhảy như: trường dòng chảy, áp suất, dòng rối, cơ chế tổn thất năng lượng hay trộn khí vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và thể hiện chi tiết. Vì vậy, nghiên cứu này ứng dụng mô hình tính toán động lực học chất lỏng (CFD) mô phỏng hiện tượng nước nhảy ổn định, tự do trên kênh nhẵn, đáy nằm ngang, mặt cắt chữ nhật với số Froude dòng chảy xiết thay đổi từ 4,61 đến 8,97. Nghiên cứu đã xác nhận mô hình số mô phỏng tốt hiện tượng nước nhảy với sai số nhỏ hơn 5% so với kết quả tính toán lý thuyết và thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung, hoàn thiện và làm rõ sự thay đổi của các đặc trưng khác của nước nhảy theo dòng chảy và số Froude mà thí nghiệm hay lý thuyết còn hạn chế. Ngoài ra, kết quả bài báo cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho lĩnh vực thủy lực công trình tiêu năng.</em></p> TÝ TRỊNH CÔNG THÀNH PHẠM CHÍ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 17 23 PHÂN TÍCH ĐẶC TÍNH DÒNG CHẢY TRONG ỐNG HÚT CỦA TUABIN FRANCIS DƯỚI CÁC ĐỘ MỞ CÁNH HƯỚNG KHÁC NHAU http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/487 <p class="JMSTAbstracst"><em>Dòng chảy không ổn định do dải xoáy trong ống hút tuabin Francis gây ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của tổ máy phát điện. Để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính dòng chảy trong ống hút, tuabin Francis của Trạm thủy điện Bản Cốc được lấy làm đối tượng nghiên cứu và dựa trên mô hình nhiễu loạn SST k-ε, mô phỏng số kênh toàn dòng chảy được thực hiện trong các điều kiện làm việc khác nhau để phân tích đặc tính dòng chảy bên trong ống hút. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khi mở cánh hướng ở độ mở thiết kế, áp suất phân bố đều và không có vùng áp suất thấp ở đầu vào ống hút; khi độ mở cánh hướng lớn nhất cho lưu lượng Q<sub>max</sub> thì vùng áp suất thấp tăng dần và có dạng hình cột trụ; khi mở một phần độ mở cánh hướng (Q<sub>min</sub>) xuất hiện sự phân bố xoắn ốc vùng áp suất thấp, tức là hình thành dải xoáy bọt ở vùng này. Hiện tượng này sẽ gây ra độ rung lớn hơn ở tổ máy phát điện.</em></p> TRIỆU TRẦN CÔNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 24 29 NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM DẬP MẪU NHỎ CHO HỢP KIM NHÔM Ở NHIỆT ĐỘ THẤP http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/488 <p><em>Trong nghiên cứu này, bộ đồ gá dùng cho thí nghiệm dập mẫu nhỏ ở nhiệt độ thấp được thiết kế và chế tạo. Mô hình thí nghiệm ở nhiệt độ thấp được thiết lập, sau đó thử nghiệm cho hợp kim nhôm 6061. Kết quả thí nghiệm dập mẫu nhỏ trên thiết bị thử kéo phù hợp với các công bố trước đó và đủ độ tin cậy. Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ thấp khoảng -50<sup>o</sup>C. Kết quả ở điều kiện thí nghiệm nhiệt độ thấp cho thấy giá trị lực tới hạn và lực cực đại đều tăng đáng kể. Do đó, có thể dự đoán độ bền của hợp kim nhôm 6061, đặc biệt là giới hạn chảy và giới hạn bền ở nhiệt độ thấp được cải thiện so với điều kiện nhiệt độ phòng. Trong khi đó, giá trị chuyển vị tại điểm lực cực đại của vật liệu hầu như không thay đổi trong hai điều kiện nhiệt độ thí nghiệm. &nbsp;</em></p> HẰNG PHẠM THỊ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 30 34 PHÂN TÍCH ỨNG SUẤT TRÊN BẢN THÉP CÓ LIÊN KẾT BẰNG BU LÔNG QUA MÔ PHỎNG 3D http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/490 <p class="JMSTAbstracst"><em>Bài báo phân tích một số kết quả nghiên cứu và tiêu chuẩn thiết kế đã được thực hiện trong và ngoài nước về tính toán ứng suất trong liên kết bản thép bằng bu lông. Một ví dụ mô phỏng 3D cho liên kết bản thép bằng bu lông dựa trên phần mềm Abaqus sẽ được sử dụng để phân tích và xác định các giá trị ứng suất có trong bản thép. Những giá trị này sẽ được so sánh với các kết quả tính theo phương pháp giải tích. Kết quả so sánh đảm bảo độ tin cậy để làm cơ sở cho phân tích so sánh các giá trị nội lực khác có trong liên kết dưới tác dụng của tải trọng ngoài.</em></p> ANH NGUYỄN PHAN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 35 41 NGHIÊN CỨU TỐI ƯU THÔNG SỐ HÀN MIG CHO THÉP TẤM A36 BẰNG PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI KẾT HỢP PHÂN TÍCH XÁM http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/489 <p class="JMSTAbstracst"><em>Hàn MIG là phương pháp hàn có độ chính xác và tạo ra chất lượng mối hàn tốt cho kim loại dạng tấm. Nghiên cứu này được thực hiện để tối ưu thông số hàn MIG nhằm tăng một số cơ tính bao gồm độ dai va đập và độ cứng Rockwell của mối hàn giáp mối thép tấm A36 sử dụng trong chế tạo tời cuốn cáp. Nghiên cứu thử nghiệm trên các tấm thép A36 dày 10mm bằng cách sử dụng ma trận trực giao L9 của thiết kế Taguchi kết hợp phân tích quan hệ xám. Các thông số hàn được chọn bao gồm dòng điện hàn, điện áp hàn và lưu lượng khí bảo vệ. Dựa trên phương pháp Taguchi - phân tích xám, các thông số tối ưu cho độ cứng và độ dai va đập tốt nhất được xác định với các giá trị dòng điện 180A, điện áp 24V và lưu lượng khí 20 l/phút. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy dòng điện hàn được tìm thấy là các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể nhất đến độ cứng và độ dai va đập của mối hàn, tiếp sau đó là điện áp hàn và lưu lượng khí Ar.</em></p> MẠNH ĐOÀN XUÂN QUYỀN VŨ VIẾT Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 42 46 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ HÌNH DẠNG MẶT CẮT ĐẬP TRÀN HÌNH THANG VUÔNG ĐẾN HỆ SỐ LƯU LƯỢNG http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/491 <p><em>Đập tràn mặt cắt thực dụng hình thang được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển để lấy nước hay thoát lũ cho các hệ thống công trình thủy lợi có cột nước vừa và thấp. Trong đó, hình dạng đập với mặt cắt hình thang vuông có mái hạ lưu dốc được ứng dụng rộng rãi, với ưu điểm không chỉ đảm bảo khả năng tháo lũ mà còn thuận lợi nối tiếp dòng chảy với công trình ở hạ du. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu, dữ liệu công bố trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm cho loại đập trên vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ, các số liệu dùng để tính toán xác định khả năng tháo của đập (C<sub>d</sub>) trong công tác thiết kế cần phải tra cứu, nội suy trong bộ dữ liệu nhỏ từ tiêu chuẩn hay sổ tay tính toán thủy lực. Vì vậy, để bổ sung và làm hoàn thiện bộ dữ liệu xác định khả năng tháo đập tràn, bài báo đã ứng dụng mô hình Flow-3D nghiên cứu dòng chảy qua tràn, xây dựng các đường cong quan hệ giữa hệ số lưu lượng và đặc điểm hình học của đập tràn, đồng thời nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp thống kê thiết lập được các biểu thức định lượng về hệ số lưu lượng theo đặc điểm hình học của đập và điều kiện dòng chảy với hệ số tương quan cao, các kết quả nghiên cứu có sai số nhỏ so với các tài liệu chuyên ngành hiện có. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu góp phần là tài liệu tham khảo hữu ích về thủy lực công trình thoát lũ.</em></p> TÝ TRỊNH CÔNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 47 52 XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHI TUYẾN MÔ TẢ SỰ PHỤ THUỘC CỦA BIẾN DẠNG VÀO ỨNG SUẤT ĐỐI VỚI VẬT LIỆU TRỰC HƯỚNG http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/492 <p><em>Dựa trên đặc điểm của thế đàn hồi Gibbs đối với các quá trình biến dạng đẳng nhiệt thuận nghịch của vật liệu đàn hồi trực hướng, bài báo này đã xây dựng mô hình phi tuyến tính bậc hai một cách đầy đủ để mô tả sự phụ thuộc của biến dạng vào ứng suất trong các quá trình kéo, nén và cắt. Mô hình này chứa 18 tham số vật liệu trong đó có 9 tham số của thành phần tuyến tính tương tự như định luật Hooke và 9 tham số bổ sung trong thành phần phi tuyến bậc hai. Bài báo cũng đưa ra sơ đồ thực nghiệm cần thiết để xác định tất cả các tham số đã nêu của mô hình. Từ các dữ liệu thực nghiệm đã công bố đối với vật liệu thuỷ tinh hữu cơ, các tham số của mô hình được tính toán.&nbsp;</em></p> TOÀN NGUYỄN SỸ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 53 57 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG TRONG PHÂN TÍCH ỨNG XỬ KẾT CẤU http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/493 <p class="JMSTAbstracst"><em>Vì là chu trình ẩn, phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) thường yêu cầu thời gian tính toán lâu, gây khó khăn cho các bài toán có yêu cầu tính lặp như tính toán kết cấu theo lý thuyết độ tin cậy hay tối ưu hóa. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (response surface method) xây dựng hàm thay thế ở dạng tường minh giúp cho việc tính toán kết cấu được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nội dung của RSM sẽ được trình bày trong nghiên cứu này. Sau đó, tính hiệu quả và chính xác của phương pháp sẽ được đánh giá thông qua ba bài toán kết cấu. Kết quả thu được từ các ví dụ cho thấy RSM có thể áp dụng tốt trong bài toán phân tích ứng xử kết cấu. Hầu hết các mô hình đều cho kết quả tương đương với kết quả từ bài toán gốc, hiệu suất thấp nhất quan sát được đối với chuyển vị tại đỉnh của khung phẳng (R² = 0,9897 sử dụng đa thức bậc hai đầy đủ). Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn cần đến các tính toán lặp nhiều lần như bài toán phân tích độ tin cậy hay thiết kế tối ưu.</em></p> SƠN ĐOÀN NHƯ TUẤN TRẦN ANH Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 58 63 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ LOẠI SƠN CHỐNG NÓNG BẰNG THỬ NGHIỆM ĐỘ BỀN KHÍ HẬU http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/494 <p><em>Bài viết này đánh giá kết quả thử nghiệm độ bền khí hậu của một số loại sơn chống nóng. Trong đó trình bày các thông số môi trường và các bước tiến hành thiết kế thử nghiệm độ bền khí hậu. Các thông số môi trường chính bao gồm ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Các thử nghiệm bao gồm thử nghiệm hiệu quả chống nóng trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm hiệu quả chống nóng trên sân phơi mẫu ngoài trời và thử nghiệm độ bền các tính chất trang trí, bảo vệ của lớp phủ sơn chống nóng ngoài trời. Quy trình các bước tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài trời đều được đề cập trong bài báo. Các giá phơi mẫu, nhà thử nghiệm, các thiết bị và dụng cụ thử nghiệm&nbsp; trong phòng thí nghiệm được mô tả cùng với kết quả thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm có thể sử dụng thể tham khảo, lựa chọn một số loại sơn chống nóng cho các công trình trên biển đảo như đường ống dẫn dầu, khí, bể chứa nhiên liệu, nhà kho, khoang tàu,....</em></p> HIẾU DOÃN QUÝ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 64 70 ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT CHẤT NHẬN CHÌM VÙNG BIỂN QUẢNG TRỊ TỚI KHU VỰC LÂN CẬN http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/495 <p><em>Hoạt động nhận chìm các vật chất nạo vét ngoài biển cần được hài hoà giữa kinh tế và môi trường.&nbsp; Trong nghiên cứu này, các đối tượng trường dòng chảy, sóng, mực nước và vật chất nạo vét thuộc vùng biển tỉnh Quảng Trị, được mô hình hoá bằng mô hình MIKE. Bức tranh về lan truyền, khuếch tán, và vận chuyển của vật chất nạo vét trong môi trường nước tại khu vực này đã được làm rõ theo các kịch bản về khối lượng và mùa gió. Kết quả mô phỏng cho thấy hàm lượng vật chất nạo vét tại các tầng mặt - giữa - đáy có sự khác nhau nhất định. Các kịch bản gió mùa cho thấy vật chất nạo vét chủ yếu lan truyền theo hướng thịnh hành của trường dòng chảy trong khu vực. Hình dạng của vệt vật chất nạo vét lan truyền trong môi trường nước và lớp phủ của vật chất nạo vét trên đáy biển cũng có hình dạng elip với hai trục chính có hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Các kịch bản mô phỏng vật chất nạo vét với khối lượng 1,5 triệu m<sup>3</sup> và 3,0 triệu m<sup>3</sup> không ảnh hưởng đến khu bảo tồn biển Cồn Cỏ và các khu vực ven bờ như bãi tắm, nuôi trồng thuỷ sản.</em></p> CƯỜNG ĐỖ VĂN TÚ TRẦN ANH VƯỢNG BÙI VĂN TIẾN PHẠM VĂN Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 71 76 YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG TAI NẠN HÀNG HẢI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA IMO VÀ CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/496 <p class="JMSTAbstracst"><em>Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), lỗi của con người là nguyên nhân gây ra tới 80% tất cả các vụ tai nạn hàng hải. Các yếu tố tâm lý, sự mệt mỏi, giao tiếp kém, đào tạo không đủ và quản lý không hiệu quả cũng có thể đóng vai trò trong các vụ tai nạn hàng hải. IMO đã nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết những vấn đề này và để giải quyết, IMO đã xây dựng một loạt các biện pháp nhằm cải thiện yếu tố con người trong luật hàng hải. Các biện pháp này bao gồm các chương trình đào tạo, hệ thống quản lý an toàn và khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy văn hóa an toàn và giảm nguy cơ tai nạn trên biển. Trong bài báo này, các tác giả tập trung làm rõ vai trò quan trọng của yếu tố con người ảnh hưởng tới hệ thống luật hàng hải và những nghiên cứu đối với vấn đề này trong thời gian gần đây.</em></p> THÁI VŨ ĐĂNG PHƯƠNG NGUYỄN XUÂN ĐẠT NGUYỄN TIẾN CHIẾN ĐẶNG ĐÌNH Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 77 83 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/497 <p class="JMSTAbstracst"><em><span style="letter-spacing: -.2pt;">Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá tài liệu có hệ thống (SLR) và phần mềm VOSViewer, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 41 bài nghiên cứu tại các tạp chí Elsevier ScienceDirect và Google Scholar từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2024. Kết quả nghiên cứu trình bày xu hướng nghiên cứu quan trọng hiện tại của hàng hải xanh là giảm khí thải trên tàu vận tải nói chung và tàu chở container nói riêng, nguồn năng lượng thân thiện môi trường được cung cấp từ đất liền và cảng. Từ kết quả nghiên cứu, báo cáo thảo luận về những xu hướng chủ đạo, qua đó nhận biết các cơ hội, thách thức, đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp ngành hàng hải Việt Nam tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức, tăng khả năng chống chịu với các cú sốc và phát triển bền vững.</span></em></p> HƯỜNG ĐOÀN THỊ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 84 92 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDG) VÀ CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LOGISTICS (LPI): TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/498 <p class="JMSTAbstracst"><em>Liệu rằng có tồn tại mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và chỉ số hiệu quả logistics (LPI)? Đây là một câu hỏi được nhiều học giả, nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia quan tâm trong những năm gần đây khi các thách thức được đặt ra liên quan đến vấn đề phát triển bền vững, trong đó có các nước Đông Nam Á (ASEAN). Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp về giá trị SDG, các thành phần LPI của 10 nước Đông Nam Á từ Ngân hàng Thế giới và Liên hợp Quốc trong giai đoạn 2007-2023 để giải quyết câu hỏi trên. Với tổng số 70 quan sát, thông qua phần mềm R, kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của chỉ số LPI (dịch vụ hải quan, cơ sở hạ tầng, vận chuyển quốc tế, chất lượng dịch vụ, khả năng truy vấn, thời gian giao hàng) đều có mối tương quan mạnh với chỉ số SDG. Do vậy, các nước Đông Nam Á cần phát triển lĩnh vực logistics, gia tăng chỉ số LPI để đạt được mục tiêu phát triển bền vững SDG.</em></p> HƯNG LÊ MẠNH HÀ HOÀNG THỊ MINH Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 93 99 NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN TỐI ƯU TUYẾN ĐƯỜNG NHẶT HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHO http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/499 <p class="JMSTAbstracst"><em>Bài báo này nghiên cứu việc áp dụng thuật toán A* để tối ưu hóa tuyến đường nhặt hàng trong hoạt động khai thác kho. Với sự phát triển của ngành logistics và thương mại điện tử, yêu cầu về hiệu quả và tốc độ trong quản lý kho hàng ngày càng cao. Tuy nhiên, việc xác định tuyến đường nhặt hàng tối ưu trong kho vẫn là một thách thức lớn. Bằng cách áp dụng thuật toán A*, nghiên cứu đã tìm ra giải pháp tối ưu hóa lộ trình nhặt hàng, giúp giảm thời gian xử lý đơn hàng, chi phí vận hành và tăng cường hiệu suất hoạt động của kho. Kết quả cho thấy ứng dụng này đã cải thiện quá trình nhặt hàng, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và nâng cao hiệu suất làm hàng.</em></p> PHƯƠNG PHẠM THỊ MAI YẾN PHẠM THỊ TRANG NGUYỄN THỊ NHA Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 100 103 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP FUZZY ANALYTICAL HIERARCHY PROCESS (FAHP) ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHI XÂY DỰNG CHATBOT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/500 <p class="JMSTAbstracst"><em>Bài báo nhằm tìm ra các yếu tố và đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố này khi xây dựng Chatbot tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng bằng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu thu thập trong năm 2024 từ đại diện các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong đó, có 5 yếu tố cần xem xét khi xây dựng Chatbot chính là Độ tin cậy, Thời gian phản hồi, Tính khả dụng, Khả năng sử dụng và Khả năng thích ứng. Kết quả phân tích trong nghiên cứu này chỉ ra yếu tố Độ tin cậy có mức độ quan trọng lớn nhất, từ đó cho thấy Độ tin cậy vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong việc xây dựng Chatbot.</em></p> BẰNG NGUYỄN TRẦN QUỲNH HOÀNG THỊ NGỌC KHÁNH NGÔ QUỐC HẰNG NGUYỄN THỊ LÊ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 104 111 CÁC NHÂN TỐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÁC ĐỘNG TỚI SỰ THÀNH CÔNG CỦA THẦU LOGISTICS DỊCH VỤ: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ 3 TẠI VIỆT NAM http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/501 <p><em>Dưới tác động của toàn cầu hóa và phát triển công nghệ, các tổ chức ngày càng dựa vào công nghệ thông tin (CNTT) trong các quy trình kinh doanh cốt lõi và độ chính xác của dữ liệu. Vai trò của CNTT ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình đấu thầu dịch vụ logistics. Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến các hợp đồng logistics thành công là cách quản lý các yếu tố CNTT để có được kết quả tích cực nhất. Nghiên cứu định lượng này điều tra việc áp dụng các yếu tố CNTT để nâng cao mức độ cạnh tranh của một công ty khi nộp đơn thầu. Nghiên cứu sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để xác định các yếu tố CNTT ảnh hưởng đến sự thành công của các thầu dịch vụ logistics. 306 phản hồi hợp lệ được thu thập và phân tích từ các giám đốc điều hành và chuyên gia từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực về mặt thống kê giữa tích hợp CNTT và thành công của thầu logistics hợp đồng, mối quan hệ tích cực về mặt thống kê giữa mức độ dễ sử dụng công nghệ và thành công của thầu logistics hợp đồng, mối quan hệ tích cực về mặt thống kê giữa tính hữu ích và thành công của thầu logistics hợp đồng; và mối quan hệ tích cực về mặt thống kê giữa thái độ đối với việc sử dụng công nghệ và thành công của thầu logistics hợp đồng.</em></p> HỒNG NGUYEN DUY CHÂM LE THI HONG HIỀN NGUYỄN THỊ CHÂU PHAM LONG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 112 118 ẢNH HƯỞNG TIỀM NĂNG CỦA KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI ĐỊA PHƯƠNG http://jmst.vimaru.edu.vn/index.php/tckhcnhh/article/view/502 <p class="JMSTAbstracst"><em>Khu thương mại tự do (FTZ) là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Chính phủ, Đà Nẵng chuẩn bị thành lập FTZ kết nối với Cảng Liên Chiểu và bao gồm các khu vực sản xuất, thương mại – dịch vụ và hậu cần logistics. FTZ được kỳ vọng sẽ là một động lực thúc đẩy nhiều lĩnh vực phát triển của thành phố, bao gồm cả lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, vì đây là cơ chế thí điểm đầu tiên tại Việt Nam và hiện tại còn khá ít nghiên cứu cũng như dữ liệu trong lĩnh vực này nên chưa thể biết chắc mức độ tác động của FTZ đối với sự phát triển logistics tại Đà Nẵng trong bối cảnh địa lý, kinh tế và xã hội cụ thể tại địa phương. Do đó, bài viết sẽ cố gắng phần nào lấp đầy khoảng trống kiến thức này bằng cách thảo luận về tình hình logistics hiện tại của Đà Nẵng và xem xét các nghiên cứu liên quan trong lĩnh vực để có thể đưa ra đánh giá về các tác động tiềm năng của FTZ Đà Nẵng đối với sự phát triển logistics tại địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng FTZ có thể cải thiện chi phí và cơ sở hạ tầng logistics của địa phương, tăng tỷ lệ dịch vụ logistics xanh và hiện đại, đồng thời thu hút thêm lao động logistics và các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên biệt đến địa phương. Tuy nhiên, mức độ và chiều hướng ảnh hưởng thực tế sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào các chính sách và sự hỗ trợ của chính phủ.</em></p> ANH TRẦN THỊ PHƯƠNG Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 2024-12-09 2024-12-09 80 119 128